Trang chủ Duck Enteritis Virus

Duck Enteritis Virus

PHIẾU THÔNG TIN VỀ CHỦNG VI SINH VẬT BẢO QUẢN

  1. Loại nguồn gen: Virus
  2. Tên khoa học: Duck Enteritis Virus

Kí hiệu chủng: DP-EG-2000      

  1. Nguồn gốc: Ai Cập
  2. Thời gian bắt đầu bảo quản: Tháng 04 năm 2013
  3. Chủng nhược độc, không gây bệnh
  4. Khả năng ứng dụng: được sử dụng phòng bệnh dịch tả vịt
  5. Chỉ số sinh học:

– Chỉ số ELD50: 10-4,3/0,2 ml

– Chỉ số EID50: 10-5,1/0,2 ml

  1. Các phương pháp bảo quản: Đông khô, nước trứng tươi
  2. Môi trường nuôi cấy thích hợp

– Nuôi cấy trên phôi thai gà đang phát triển (9-11 ngày tuổi)

  1. Chất bổ trợ thích hợp:

– Nhôm hydroxit

– Canxi photphat

– Dầu khoáng

  1. Môi trường bảo quản thích hợp

– Phôi vịt (chất chứa virus là nước trứng vịt),

– Phôi gà (chất chứa virus là nước trứng gà),

– Xơ phôi vịt, xơ phôi gà

– Dung dịch Glycerol 50%.

  1. Tỷ lệ an toàn:

          – Tỷ lệ an toàn trên vịt ở trong phòng thí nghiệm đạt 100%

          – Tỷ lệ an toàn trên vịt ở ngoài thực địa đạt 100%

  1. Tỷ lệ bảo hộ

          – Tỷ lệ bảo hộ trên vịt ở trong phòng thí nghiệm đạt 96-100%

          – Tỷ lệ bảo hộ trên vịt ở ngoài thực địa đạt 93,3-96,%

14. Hàm lượng kháng thể của vịt sau tiêm vacxin 21 ngày cao, bảo hộ tốt cho vịt chống lại bệnh dịch tả vịt.

15. Quy trình gây miễn dịch cho vịt:

– Lựa chọn vịt thí nghiệm: vịt con 1 ngày tuổi, khỏe mạnh, chưa tiêm phòng bệnh viêm gan vịt. Vịt con này được sinh ra từ đàn vịt bố mẹ khỏe mạnh, chưa từng mắc bệnh viêm gan vịt cũng như chưa tiêm phòng vacxin viêm gan vịt trong thời gian 2 tuần trước khi đẻ.

– Dụng cụ, trang thiết bị: Seringer vô trùng loại 1ml hoặc 5ml

– Đường tiêm: dưới da cổ

– Liều lượng: 103EID50/0,2ml

– Sau khi tiêm, theo dõi phản ứng của động vật thí nghiệm trong 10 ngày để kiểm tra độ an toàn của quá trình tiêm.